Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Tại sao không nên sử dụng tên miền miễn phí (Free) ?


Trước khi đọc bài này, chúng ta cùng thống nhất một vài điểm sau:

Tên miền miễn phí được đề cập trong bài viết này là các tên miền có đuôi sạng co.cc, .tk, …
Tên miền trả phí được nói đến như là các tên miền dạng .com, .net, .org hay .vn, .com.vn

- Với mỗi cá nhân/tổ chức, tên miền chính là bộ mặt trên internet của cá nhân hay tổ chức đó. Đây, không phải bàn cãi nữa, nó chính là nguyên nhân đầu tiên bạn không nên sử dụng tên miền miễn phí

- Điều quan trọng tiếp theo, khi bạn có một tên miền trả phí là website của bạn sẽ được nằm trong danh mục tìm kiếm của Google. Mới đây, Google đã loại bỏ toàn bộ tất cả các kết quả tìm kiếm liên quan đến co.cc, một cú sốc cho các webmaster tiếc khoản tiền nhỏ mà bỏ đi lợi ích lâu dài. Do vậy khi có ai đó search trên google với từ khóa của bạn đặt thì trang của bạn sẽ không hy vọng được vào top ten 10 kết quả của google đưa ra. Mà có thể nó nằm ở trang thứ vài chục hoặc vài trăm hoặc thậm chí còn không có.

- Khách đến thăm trang web của bạn với một tên miền thương mại sẽ đánh giá trang web của bạn cao hơn là một tên miền miễn phí. Ví dụ www.cpanel.vn thì hay hơn và hoành tráng hơn nhiều so với www.cpanel.co.cc hay là www.cpanel.tk,…


- Nếu bạn muốn kiếm tiền từ trang web của mình, thì một tên miền thương mại luôn cho đối tác sẽ đặt quảng cáo trên trang web của bạn một sự tin tưởng nhất định.

- Không có sự hỗ trợ. Rõ ràng một điều, tiền nào của nấy. Một khi bạn sử dụng dịch vụ miễn phí, đừng trông chờ gì vào việc bạn sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ tốt cho dịch vụ của mình. Khi có sự cố, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để xử lý nó. Nhất là nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm về CNTT.

- Dịch vụ miễn phí có thể “chết” bất cứ lúc nào và bạn không thể làm gì được. Hãy tưởng tượng bạn có một website cứ cho là không nhỏ, với hàng nghìn bài viết, hàng chục nghìn truy cập hàng ngày. Bỗng một hôm nhà cung cấp tuyên bố phá sản, ngừng cung cấp dịch vụ, bạn hình dung ra được khi đó bạn thế nào chứ?

Đó là những lý do tại sao bạn không nên sử dụng tên miền miễn phí. Hãy liên hệ với một nhà cung cấp nào đó ở VN hoặc ở nước ngoài để đăng ký giữ ngay thương hiệu cho mình.
Thử tính xem, mỗi tên miền hiện tại là 240.000 VNĐ/năm tức là mỗi ngày bạn chỉ mất bình quân 500 đồng.
Tin tôi đi, bạn đang đọc bài viết này nghĩa là bạn có tiền để sử dụng máy tính và internet, vậy thì sao không trích một ít ra để đăng ký tên miền cho mình.

Khi nào thì nên sử dụng tên miền miễn phí ?

Khi bạn chỉ muốn test website, thử viết code nghịch ngợm
Bạn xây dựng một thế giới riêng, một blog cá nhân mà không cần ai đụng vào hay biết tới.
Bạn không quan tâm đến traffic hay kết quả trên google
Bạn sẵn sàng đón nhận việc mất dữ liệu, tên miền bất cứ lúc nào.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Tên miền (Domain) - Những câu hỏi thường gặp


Tên miền (Domain) là gì?

Một Tên miền (Domain) là một địa chỉ duy nhất hay một nhận dạng trên Internet. Một ví dụ dễ nhận biết là google.com: Loại rằng Tên miền (Domain) trong thanh địa chỉ trình duyệt của bạn, và hệ thống máy chủ tên trên toàn thế giới kết nối máy tính của bạn để nội dung của các trang web của Google. Tên miền (Domain) đôi khi được gọi là bất động sản của World Wide Web. Một Tên miền (Domain) độc quyền cho một mảnh đất độc đáo về cảnh quan Internet.

Khóa Tên miền (Domain) là gì ?

Khóa Tên miền (Domain) là một tính năng bảo mật rất quan trọng vì nó ngăn chặn các Tên miền (Domain) được chuyển đến nhà đăng ký Tên miền (Domain) khác mà không có sự đồng ý của chính chủ thể hay nhà đăng ký đang duy trì. Đặt một Khóa còn có những tác dụng lên Tên miền (Domain) của bạn như sau:
Thông tin và name server của Tên miền (Domain) sẽ không được chỉnh sửa.
Các yêu cầu transfer domain name sẽ không được cho phép.
Di chuyển Tên miền (Domain) này (vào một tài khoản khách hàng) sẽ không thể thực hiện
Tên miền (Domain) không thể xóa được.

Bảo mật thông tin Tên miền (Domain) là gì ?
 
Khi bạn đăng ký một Tên miền (Domain) với nhà đăng ký Tên miền (Domain), các thông tin Tên miền (Domain) của bạn (chẳng hạn như tên, Tên công ty, Địa chỉ, Số điện thoại, Địa chỉ Email). Thông tin này trở nên sẵn có cho bất cứ ai thực hiện một tra cứu Tên miền (Domain) của bạn.
Bằng cách sử dụng của dịch vụ bảo vệ thông tin Tên miền (Domain), bạn có thể ngay lập tức chấm dứt việc lạm dụng. Khi bạn kích hoạt dịch vụ này cho các Tên miền (Domain) của bạn, nhà đăng ký Tên miền (Domain) thay thế các chi tiết liên hệ của bạn trong Whois bằng chi tiết liên lạc khác.

Tại sao tôi phải đăng ký nhiều Tên miền (Domain)

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc đăng ký nhiều hơn một Tên miền (Domain), bạn có quyền ý tưởng. Đăng ký và sử dụng nhiều Tên miền (Domain) là tên lớn để xây dựng doanh nghiệp của bạn và có thể giúp bạn tạo ra một nhận dạng năng động trực tuyến.
Khi bạn đăng ký nhiều Tên miền (Domain), bạn có thể:
Giữ từ cạnh tranh của bạn, đăng ký một Tên miền (Domain) mà khách hàng rút ra cho họ thay vì bạn.
Đẩy mạnh các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
Lôi nhiều hơn lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.
Hãy tận hưởng nhiều cơ hội hơn cho thị trường – và có thể được liệt kê trong – các công cụ tìm kiếm.
Tạo biệt là tiếp cận với các chiến lược quảng cáo nhắm mục tiêu vào các thị trường khác nhau.
Cung cấp cho khách hàng nhiều cách để tìm kiếm cho bạn khi tìm kiếm trên mạng Internet.
Nắm bắt lỗi chính tả phổ biến của Tên miền (Domain) của bạn, thay vì gửi cho khách truy cập vào một trang báo lỗi.
Bảo vệ thương hiệu của bạn và nhận dạng trực tuyến từ những người có thể có mục đích

Có thể đổi Tên miền (Domain) khác hay đổi tên chủ thể vì đăng ký sai hay không?

Đối với Tên miền (Domain), bạn không thể đổi tên khi đăng ký sai, bạn sẽ phải trả tiền một lần nữa để đăng ký một tên đúng.
Tên miền (Domain) Quốc tế không ràng buộc thông tin chủ thể (WHOIS) là gì, bạn có thể đổi tên chủ thể, thông tin liên hệ, điện thoại… bất kỳ lúc nào.
Tên miền (Domain) Việt Nam không cho phép đổi tên của chủ thể mà bạn chỉ có thể đổi những thông tin liên lạc như địa chỉ, số điện thoại… vì tên của chủ thể không những thể hiện trên máy tính, nó còn thể hiện trên các giấy tờ chứng minh sở hữu Tên miền (Domain) đã cấp cho chủ thể khi đăng ký.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Đánh giá các nhà cung cấp Hosting, Domain (Tên miền) tại Việt Nam


1. Tenten.vn

TENTEN. VN thuộc đơn vị chủ quản là công ty GMO RUNSYSTEM, thuộc tập đoàn GMO Internet (Nhật Bản) là nhà đăng ký tên miền Việt Nam của VNNIC và đại lý tên miền quốc tế Onamae.com (Nhật Bản) TENTEN.VN ra mắt vào tháng 4/2012. Chỉ trong một thời gian ngắn, TENTEN.VN đã vượt lên nhiều đối thủ đã có nhiều năm kinh nghiệm để trở thành một trong những nhà cung cấp tên miền - hosting hàng đầu tại Việt Nam.

Điểm mạnh của TENTEN. VN là mức giá rẻ nhất trên thị trường, chất lượng Nhật Bản được đầu tư và thừa hưởng từ công ty mẹ là Onamae.com hiện đang chiếm vị trí độc tôn trong lĩnh vực tên miền - hosting tại Nhật Bản với thị phần lên tới 80% và liên tục có nhiều chương trình khuyến mại giảm giá, quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng.

2. Pavietnam.vn

PAVietnam.vn là một trong những công ty cung cấp domain-hosting đầu tiên tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Hiện tại PAVietnam đã có thị trường riêng khá ổn định với lượng khách hàng tương đối lớn tích lũy trong suốt 10 năm.

Điểm mạnh của PAVietnam là với bề dày kinh nghiệm, thương hiệu của PAVietnam thường được nhắc đến đầu tiên khi khách hàng lựa chọn đăng ký tên miền, hosting.

3.  Matbao.net

Giống như PAVietnam.vn, Mắt Bão là một trong những công ty cung cấp domain-hosting đầu tiên tại Việt Nam trải qua hơn 10 năm kinh nghiệm. Tham gia từ những ngày đầu, hiện nay Mắt Bão cũng có thị trường riêng khá ổn định với lượng khách hàng quen thuộc tương đối lớn.
Tương tự như PAVietnam, Mắt Bão cũng là 1 cái tên thường được nhắc đến và lựa chọn trong các nhà cung cấp tên miền - hosting.

4. FPT - data.fpt.vn

Công ty TNHH MTV viễn thông quốc tế FPT là đơn vị thành viên của tập đoàn FPT chuyên cung cấp server và dịch vụ domain - hosting kèm theo.

Điểm mạnh của FPT là xây dựng hệ thống đăng ký dịch vụ ổn định, thuận tiện cho việc đăng ký và hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn cá nhân. Tuy nhiên, mức giá của FPT thường cao hơn so với các công ty khác trên thị trường.

5. Vdconline.vn

Thế mạnh của VDC là hệ thống hạ tầng mạng lớn, hệ thống mạng lưới phủ khắp toàn quốc. Tuy nhiên, VDC chú trọng nhiều vào việc phát triển kinh doanh server, thuê datacenter, lĩnh vực tên miền - hosting ít tập trung cho nên việc bán hàng và chăm sóc khách hàng liên quan đến lĩnh vực tên miền - hosting cũng ít được đầu tư.

6. Nhanhoa.com

Nhân Hòa cũng là một trong những công ty đời đầu trong lĩnh vực tên miền - hosting. Được thành lập từ năm 2002, Nhân Hòa cũng đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ra đời cùng với thời điểm PA, Mắt Bão nhưng tốc độ phát triển của Nhân Hòa tuy ổn định nhưng có phần chậm hơn. Các dịch vụ và chương trình của Nhân Hòa cũng giống như các công ty khác, không có nhiều đặc điểm khác biệt.

Điểm mạnh của Nhân Hòa là dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình được khách hàng đánh giá tốt.

7. Gltec.com

Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ toàn cầu - GLTEC là nhà đăng ký tên miền Việt Nam của VNNIC và đại lý tên miền quốc tế của ENOM. Ra đời một thời gian khá lâu, hiện tại GLTEC có số lượng khách hàng tương đối ổn định mặc dù vẫn chưa hẳn là cái tên quen thuộc với khách hàng.

8. Netnam.vn

NetNam là đơn vị tiên phong du nhập Internet vào Việt Nam kể từ năm 1993 đồng thời là một trong bốn đơn vị cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam. Bên cạnh các dịch vụ Internet, NetNam cung cấp dịch vụ tên miền - hosting và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Hiện tại Netnam cũng có số lượng khách hàng tương đối ổn định mặc dù không quá chú trọng vào việc phát triển tên miền - hosting.

9. Esc.vn

Công ty TNHH Giải pháp trực tuyến ESC là nhà đăng ký tên miền Việt Nam của VNNIC và là đại lý tên miền quốc tế của ONLINENIC. Xuất hiện trên thị trường hiện tại GLTEC có số lượng khách hàng tương đối ổn định mặc dù vẫn chưa hẳn là cái tên quen thuộc với khách hàng.

10. It.vn

IT.VN JSC. là một đơn vị thành viên của Hi-Tek Multimedia Inc. ( Mỹ) tại Việt nam, được công nhận là nhà đăng ký tên miền Việt Nam của VNNIC.
Thế mạnh của Hi-Tek là bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet và thực hiện các sản phẩm đa truyền thông. Tham gia thị trường Việt Nam từ năm 2007, hiện tại Hi-Tek cũng đã có thị phần tương đối ổn định dù vẫn chưa hẳn là cái tên quen thuộc với khách hàng.

Hướng Dẫn Email Tên Miền Riêng với Zoho Mail Free

Nhưng cũng đừng nên lo lắng quá vì hiện nay có rất nhiều dịch vụ tạo email theo tên miền riêng mà hoàn toàn miễn phí, thậm chí không cần sử dụng dịch vụ mà bạn có thể tự tạo khi sử dụng các host nước ngoài chất lượng cao như A2Hosting hay Arvixe. Nhưng mà trong bài này, mình sẽ giới thiệu đến mọi người một dịch vụ khác tương tự như Google App Business mà lại hoàn toàn miễn phí, đó là Zoho Mail.

Tổng quan về Zoho Mail

Zoho Mail là dịch vụ lưu trữ email tương tự như Gmail hay Yahoo, nhưng nó có thể đồng bộ với các dịch vụ tiện ích khác của Zoho như Zoho Docs, Zoho Storage. Điểm khác biệt của Zoho là cho phép bạn sử dụng tên miền riêng ngay khi đăng ký mà không cần phải thông qua một dịch vụ khác như Google App Business. Rõ ràng là nó được sinh ra để phục vụ với các nhu cầu email chuyên nghiệp.

Zoho Mail có nhiều khung giá khác nhau mà thấp nhất là miễn phí (sử dụng 1 domain, 5 users) và cao nhất là $10/user/tháng. Nhưng nếu bạn là blogger hay website cỡ trung bình thì chỉ cần cái miễn phí của nó là quá đủ, chịu khó xem quảng cáo một xíu thôi.


Hướng dẫn đăng ký & sử dụng Zoho Mail

Để đăng ký, bạn hãy truy cập vào địa chỉ http://www.zoho.com/mail/zohomail-pricing.html và ấn vào nút Sign Up của bảng giá Free nhé. Sau đó bạn nhập địa chỉ domain cần sử dụng email.


Sau đó là nhập một số thông tin cần thiết như sau:

 
Lưu ý phần ID đăng nhập vào Zoho, bạn chỉ cần điền tên và sau này muốn đăng nhập thì bạn sẽ điền với cấu trúc là username@example.com. Điền xong ấn nút Sign Up và đợi một lát.

Sau đó nó sẽ hiện lên một bảng thông tin xác nhận đăng ký và yêu cầu mời bạn xác thực domain, ấn vào link Proceed to verify domain ownership để bắt đầu xác thực.


Nó sẽ chuyển bạn tới một trang xác thực, việc của bạn cần làm bây giờ là chỉnh sửa các record DNS trong domain theo đúng yêu cầu của họ.

Đầu tiên là nó sẽ yêu cầu bạn điền thêm một record CNAME với giá trị riêng mà họ cung cấp, hoặc là bạn có thể chọn phương thức TXT Method (upload file lên host), HTML Method (thêm thẻ HTML vào website). Nhưng ở đây mình sẽ hướng dẫn cách xác thực bằng sửa DNS.


Và mình sẽ sửa DNS như sau:


Khi đổi xong, bạn nên đợi tầm 10 phút sau và quay lại trang xác thực của Zoho Mail và ấn nút Verify phía dưới để kết thúc.

Nếu xác thực thành công, nó sẽ yêu cầu bạn tạo tài khoản email như hình dưới.


Sau đó một bảng khác hiện ra và cứ ấn Next


Bạn ấn Next 2 lần sẽ thấy nút Proceed to Point MX, hãy click vào nó để bắt đầu thiết lập lại DNS cho domain vì nếu bỏ qua bước này email của bạn sẽ không thể nhận được email nếu ai đó gửi tới địa chỉ theo tên miền.


Sau đó bạn thêm 2 record loại MX vào DNS với thông số là:



Đổi xong thì quay lại trang Zoho, kéo xuống và ấn nút Next, và cứ Next nếu các tùy chọn sau bạn không cần dùng đến. Cuối cùng là ấn Done.

Nếu bạn đang sử dụng các record MX cũ, hãy xóa đi hết trước khi thêm record MX của Zoho Mail vào.

Sau đó ấn vào link đăng nhập vào email họ cung cấp cho bạn và bạn sẽ được chuyển đến hòm mail, hoàn tất quá trình đăng ký Zoho Mail theo tên miền riêng. :D

Đừng quên thử lấy một email khác và gửi cho địa chỉ email mới tạo xem nó hoạt động được không nhé.


Nếu bạn gặp lỗi gửi email từ Zoho nhận được mà không nhận được email người ta gửi cho là do DNS chưa cập nhật đầy đủ. Hãy kiên nhẫn đợi, có thể là mất 1 ngày tùy theo mạng của người gửi email.

Cách tạo thêm email cho tên miền

Bạn truy cập vào phần Control Panel ở trên menu.


Truy cập vào phần User Details và ấn Add User.


Chỉ cần điền thông tin cho user và bắt đầu tạo, không cần thiết lập gì thêm cho domain.

Lưu ý là hãy giữ các record MX trong domain nhé, nếu xóa đi thì bạn sẽ không thể nhận được email nữa.

Thật đơn giản nhưng tuyệt vời phải không nào? Chúc bạn sớm có một email theo tên miền riêng chuyên nghiệp nhất.

Hướng Dẫn Đăng Ký Tên Miền Tại Nhân Hoà

Bạn có thể đăng ký dịch vụ của Nhân Hòa theo 1 trong các hình thức: Đăng ký tại văn phòng, Đăng ký trực tuyến, Đăng ký bằng email.
Lưu ý: Với dịch vụ tên miền bạn cần kiểm tra tên miền trước khi đăng ký.



1. Đăng ký tại văn phòng

Khi bạn đăng ký dịch vụ tại văn phòng Nhân Hòa, bộ phận kinh doanh sẽ tư vấn và làm thủ tục đăng ký cho bạn. Bạn có thể đăng ký dịch vụ tại các địa chỉ sau:

- Trụ sở Hà Nội:
32 Võ Văn Dũng, Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3 5626 533 - (04) 7308 6680 - Fax: (04) 3 5626 539

- Văn phòng chi nhánh TP.HCM:
SS1N Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TP. HCM. Tel: (08) 7308 6680 - Fax: (08) 3 8681 015
Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy, Sáng: 8h - 12h, Chiều: 1h30 - 5h30

2. Đăng ký trực tuyến

Để đăng ký dịch vụ trực tuyến qua website của Nhân Hòa, bạn vào trang thông tin dịch vụ, lựa chọn gói dịch vụ đăng ký và thực hiện các bước sau: "Đặt hàng" (nút màu xanh ở cuối gói dịch vụ) > "Giỏ hàng" (bạn kiểm tra lại thông tin dịch vụ) > "Thanh toán đơn hàng" (nếu bạn chưa đăng nhập hệ thống sẽ yêu cầu đăng nhập, hoặc yêu cầu bạn nhập thông tin đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản) > "Hình thức thanh toán" (bạn lựa chọn 1 trong 3 hình thức thanh toán:
   
Thanh toán tại văn phòng Nhân Hòa
   Chuyển khoản qua ngân hàng, ATM (bạn nhập tên ngân hàng và số tài khoản của bạn).
   Thanh toán trực tuyến bằng thẻ nội địa qua cổng thanh toán Onepay
Khi chuyển tiền qua ngân hàng hoặc bưu điện bạn vui lòng ghi rõ Thông tin dịch vụ và Chủ thể đăng ký trong phần nội dung chuyển tiền. 
Nhận được thông tin đăng ký & thanh toán chúng tôi sẽ khởi tạo dịch vụ và gửi thông tin đến email quản lý dịch vụ của bạn chậm nhất trong 24h. Hợp đồng và hóa đơn (nếu có) sẽ được gửi cho bạn qua đường bưu điện. Lưu ý: Nếu đăng ký tên miền Việt Nam bạn cần gửi cho chúng tôi bản khai đăng ký.
 
3. Đăng ký bằng email

Bạn gửi email đăng ký về sales@nhanhoa.com (khu vực phía Bắc) hoặc hcmsales@nhanhoa.com (khu vực phía Nam) với nội dung như sau:

Nếu bạn đăng ký tên miền:
Tiêu đề (Subject): Đăng ký tên miền ………………
Nội dung (Body):
   Tên chủ thể đăng ký tên miền (Tên công ty hoặc Cá nhân): ………………
   Tên người phụ trách: ………………
   Địa chỉ: ………………
   Điện thoại: ………………
   Email quản lý dịch vụ (Nhân Hòa sẽ liên hệ với bạn qua email này trong quá trình sử dụng dịch vụ): ………………
   Số CMT, ngày cấp, nơi cấp (Đối với khách hàng là cá nhân): ………………
   Tên miền đăng ký: ………………
   Thời hạn: ……… năm (1-10 năm)
   Yêu cầu thêm: Trỏ tên miền về địa chỉ DNS và IP cụ thể (nếu có)
   Thông tin chuyển tiền: ……………… (bạn nên gửi đính kèm theo email bản scan giấy chuyển tiền hoặc ủy nhiệm chi)
   Thông tin viết hóa đơn (nếu bạn lấy hóa đơn): Tên công ty, Địa chỉ, MST, Địa chỉ gửi hóa đơn
Lưu ý khi đăng ký tên miền Việt Nam:
- Cá nhân cần gửi cho chúng tôi bản khai đăng ký (3 bản) + Bản photo CMT. Mẫu bản khai cho cá nhân
- Công ty, tổ chức cần gửi cho chúng tôi bản khai đăng ký (3 bản) có dấu và chữ ký của người đại diện (bản khai không được gạch bỏ hoặc tẩy xóa, nếu có 2 tờ cần có dấu giáp lai). Mẫu bản khai cho công ty, tổ chức

Nếu bạn đăng ký Hosting - Server
Tiêu đề (Subject): Đăng ký dịch vụ ………………
Nội dung (Body):
   Tên chủ thể đăng ký (Tên công ty hoặc Cá nhân): ………………
   Tên người phụ trách: ………………
   Địa chỉ: ………………
   Điện thoại: ………………
   Email quản lý dịch vụ (Nhân Hòa sẽ liên hệ với bạn qua email này trong quá trình sử dụng dịch vụ): ………………
   Gói dịch vụ cần đăng ký/ Hệ điều hành/ Thời hạn sử dụng (ví dụ: Windows Hosting - Cá Nhân/12 tháng): ………………
   Yêu cầu thêm: Add domain: ……………… vào host (nếu có)

   Thông tin viết hóa đơn (nếu bạn lấy hóa đơn): Tên công ty, Địa chỉ, MST, Địa chỉ gửi hóa đơn
Bạn có thể thanh toán bằng chuyển tiền qua ngân hàng, ATM hoặc qua bưu điện (xem Thông tin thanh toán). Khi chuyển tiền qua ngân hàng hoặc bưu điện bạn vui lòng ghi rõ Thông tin dịch vụ và Chủ thể đăng ký trong phần nội dung chuyển tiền. Nhận được email đăng ký & thanh toán chúng tôi sẽ khởi tạo dịch vụ và gửi thông tin đến email quản lý dịch vụ của bạn chậm nhất trong 24h. Hợp đồng và hóa đơn (nếu có) sẽ được gửi cho bạn qua đường bưu điện.

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN MIỄN PHÍ .TK VÀ .CO.CC

1. Đăng ký Tên miền miễn phí .TK

Tên miền .tk là một dạng tên miền việt nam miễn phí được rất nhiều người dùng yêu thích và sử dụng ,đối với tên miền miễn phí này bạn cũng có Control Panel để quản trị tên miền, có đủ các tính năng DNS, Forward... Tên miền .tk này tuy là tên miền miễn phí nhưng bạn có thể sử dụng đầy đủ chức năng như tên miền .net , .org , .com thông thường. đăng ký tên miền .TK rất đơn giản các bạn thực hiện theo 4 bước sau đây


Bước 1: Các bạn Truy cập vào website www.dot.tk
Bước 2: Sau đó Kiểm tra sự tồn tại của tên miền miễn phí bạn muốn đăng ký. Nếu tên miền miễn phí .TK đã có người đăng ký thì bạn sẽ phải chọn tên miền .TK khác.
Bước 3: Tiếp đến các bạn Nhập địa chỉ hòm thư email và lựa chọn hình thức sử dụng cho tên miền. Ở bước này bạn có thể cấu hình dùng DNS riêng hay tạo bản ghi mới A cho tên miền miễn phí
Bước 4:Cuối cùng Bạn nhập Username và Password để tạo một tài khoản trên trang web dot.tk. Hệ thống tự động sẽ gửi một email vào địa chỉ bạn đã cung cấp, hãy bấm vào link trong email để kích hoạt tên miền miễn phí .tk của bạn. Đến lúc này bạn đã chính thức sở hữu một tên miền miễn phí với đuôi mở rộng .TK

2. Tên miền miễn phí CO.CC

Đây là tên miền quốc tế miễn phí được những người dùng nước ngoài rất yêu thích sử dụng và đánh giá rất cao. Tên miền miễn phí co.cc này Ngoài việc cho phép thiết lập DNS,tên miền miễn phí này có phần mở rộng khá thân thiện, dễ nhớ và gần với tên miền .com. Tên miền miễn phí CO.CC hỗ trợ đầy đủ các bản ghi CNAME,A,MX,NS,TXT vì vậy bạn có thể đăng ký tên miền miễn phí này để sử dụng với dịch vụ rất phổ biến: Google Apps. Tên miền co.cc Sau khi đăng ký, bạn có thể quản trị tên miền qua Control Panel, việc tạo subdomain khá dễ dàng.Thủ tục đăng ký tên miền miễn phí CO.CC cũng rất đơn giản giống như đăng ký tên miền miễn phí .TK  bao gồm 3 bước sau:


Bước 1: Các bạn Truy cập vào địa chỉ website www.co.cc
Bước 2: Sau đó Tạo một tài khoản người dùng
Bước 3:Tiếp theo các bạn Kiểm tra sự tồn tại của tên miền bạn muốn đăng ký và bấm "Đăng ký". Như vậy là các bạn đã sở hữu một tên miền miễn phí .CO.CC, việc đăng ký tên miền miễn phí ở đây là cực kỳ đơn giản và nhanh gọn. Tên miền miễn phí .CO.CC cần được cài đặt trong vòng 48h kể từ khi đăng ký . Nếu bạn đăng ký và bỏ đó thì tên miền sẽ bị hủy sau 48 tiếng.
Chúc các bạn thành công

Làm Thế Nào Để Mua Được Một Tên Miền (Domain) Giá Rẻ Uy Tín ?

Mua một tên miền sẽ là một nhu cầu thiết yếu khi bạn muốn thiết lập một website bán hàng cho riêng mình. Dưới đây sẽ là những cách đơn giản nhất để bạn có được một tên miền giá rẻ uy tín từ việc mua tên miền có sẵn đến việc mặc cả mua lại tên miền của ai đó.

Những điều cần lưu ý trước khi mua tên miền

1. Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng dến giá cả và giá trị của nó trước khi chọn mua tên miền

Một tên miền tốt sẽ là tên miền đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ và chứa từ khóa trong lĩnh vực của bạn. Điều đó có nghĩa là giá cả của một tên miền phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chiều dài tổng thể, số từ, dễ đánh vần hay không, và số lưu lượng truy cập đến…  Vì thế, để được giá rẻ hơn, bạn có thể tạo ra một vài những biến thể chẳng hạn thêm một số từ nào đó ở phía trước hoặc sau. Tuy nhiên, điều này chắc chắn cũng sẽ làm giảm hiệu quả của tên miền. Ví dụ như với tên miền beautyhouse, bạn có thể sẽ phải trả số tiền đắt hơn là mybeautyhouse.

 2. Xem xét việc hợp tác với một tên miền đã được công nhận từ ICANN (tổ chức quản lý domain quốc tế)


              Để mua được tên miền giá rẻ uy tín, bạn nên xem xét đến việc đăng ký trên ICANN

Mặc dù điều này sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí nhưng lại đảm bảo cho bạn sự chuyên nghiệp hơn và cam kết độ an toàn.

3. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát mọi khóa cạnh của tên miền khi đã sử dụng

Nhiều công ty đăng ký tên miền không cho phép bạn trực tiếp thay đổi tên miền của mình. Bạn phải nhập một yêu cầu thông qua hệ thống hỗ trợ của họ sau đó chờ đợi vài ngày để được giúp đỡ. Khi đó, chí ít những điều đơn giản như thay đổi các thẻ IPS và thay đổi tên máy chủ nên có thể được can thiệp thông qua bảng điều khiển của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có một bảng điều khiển và kiểm tra những gì các bảng điều khiển cho phép bạn làm.

4. Cần kiểm tra để xem nếu có một khoản phí phát sinh liên quan đến phát hành hoặc chuyển tên miền của bạn

Khi bạn đăng ký tên miền, nhiều công ty hosting vẫn tính lệ phí phát hành. Và họ sẽ tính thêm phí chuyển nhượng mỗi khi bạn thay đổi hosts (.com, .net, .vn, .com.vn…) Khoản phí này là hoàn toàn không cần thiết, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng khi gặp phải trường hợp này.

5. Thỏa thuận về tài khoản email miễn phí đi kèm


                 Sơ đồ hoạt động của email đi kèm với tên miền uy tín khi đi qua máy chủ SMTP

Nhiều công ty lưu trữ web không bao gồm email hoặc tính thêm tiền cho nó. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có thể có được email chuyển tiếp. Ngay cả đối với email POP3 đơn giản, một số công ty chỉ cung cấp 1 hoặc 2 tài khoản email. Khi giao dịch, bạn nên chắc chắn rằng mình sẽ có được ít nhất 15-20 tài khoản email POP3 miễn phí đi kèm với tên miền đó.

6. Chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng máy chủ SMTP của họ cho những email gửi đi

Rất nhiều nhà cung cấp hosting cho phép bạn đăng ký tên miền nhưng bạn sẽ không được sử dụng máy chủ gửi thư điện tử SMTP của họ để gửi mail. Một số nhà cung cấp khác lại cho phép bạn có thể gửi email thông qua máy chủ SMTP nhưng với điều kiện bạn phải sử dụng trên tài khoản email thương hiệu của họ hoặc chỉ sử dụng máy chú SMTP trên các tài khoản email cao cấp mà phải trả thêm phí.

7. Bạn nên nắm quyền kiểm soát tên miền của mình

Có không ít doanh nghiệp lưu trữ các trang web của họ với một máy chủ web mà họ đang không hài lòng vì đủ các lý do như dịch vụ kém, hóa đơn phát sinh, thời gian hoạt động không đáng tin cậy… Điều mà hầu hết họ muốn đó là chấm dứt hợp tác với bên đó mà tìm một nhà cung cấp lưu trữ web khác nhưng điều đó cũng rất khó khăn. Bạn nên khôn ngoan hơn để mình sẽ không trở thành một trong những doanh nghiệp này.

Khi đã nắm rõ những điều chú ý ở trên, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau để có được tên miền giá rẻ uy tín:

Mua một tên miền giá rẻ uy tín có sẵn


- Bước 1: Nghiên cứu vài công ty trước khi quyết định mua về giá cả, số lượng kiểm soát, mức độ sử dụng, dịch vụ khách hàng và bất cứ điều gì khác mà họ có thể cung cấp cho bạn ở từng công ty.

- Bước 2: Kiểm tra địa chỉ tên miền mà bạn muốn có. Công ty mà cung cấp tên miền sẽ cho phép bạn tìm xem tên miền bạn muốn có hay không, được sử dụng hay chưa. Nếu có, hãy tiến hành các bước tiếp theo. Nếu không, hãy nghĩ ra một tên miền khác phù hợp.

- Bước 3: Chọn và trả tiền cho 1 tên miền. Để có được một tên miền, bạn sẽ phải trả khoản phí mua, phí gia hạn hằng năm và có thể thêm chi phí cài đặt. Đừng quên gia hạn  thời gian bởi bạn sẽ dễ dàng mất tên miền chỉ qua 1 đêm khi hết hạn đó. Điều này đặc biệt sẽ không tốt chút nào khi tên miền của bạn bị mua lại bởi 1 doanh nghiệp không lành mạnh.

Mặc cả cho 1 tên miền giá rẻ uy tín chuyển nhượng

- Bước 1: Tìm ra người sở hữu tên miền. Nếu đó là một doanh nghiệp lớn với một trang web được thiết lập tốt thì rất khó để mua lại. Tuy nhiên, bạn có thể nhận được may mắn khi tìm thấy các tên miền đã mua về như một bản sao lưu, hoặc họ đang có ý định chuyển nhượng thì bạn có thể đàm phán một thỏa thuận.

- Bước 2: Liên hệ với chủ sở hữu. Một cách đơn giản đó là bạn gửi email để hỏi về việc có hay không các tên miền để bán. Và tất nhiên, bạn chắc sẽ không muốn email của bạn nằm gọn trong thư rác mà không có ai động đến. Vì thế, bạn nên sử dụng một địa chỉ email chính thức để tỷ lệ mail nằm trong hòm thư rác của họ giảm tối đa có thể.

- Bước 3: Đàm phán giá cả. Trong trường hợp chủ sở hữu đưa ra mức giá cao, bạn nên đưa ra lời mặc cả hợp lý nhất. Một số chủ sở hữu lại tự cho bạn đưa ra mức giá. Bạn nên đề nghị mức giá thấp hơn 20-30% so với giá thấp nhất của bạn để cuộc đàm phán bắt đầu. Một lưu ý nếu họ sẽ bán cho bạn với mức giá rẻ hơn bạn tưởng, đồng ý mua nhưng bạn cũng không nên quá nhiệt tình quá bởi khi đó, họ sẽ nghĩ rằng họ đang bị “hớ”.

- Bước 4: Giữ lại những bằng chứng thỏa thuận. Nếu bạn tình cờ đồng ý mua domain qua email, các thông tin có thể được sử dụng để ràng buộc về mặt pháp lý. Khi đó email sẽ trở thành một hợp đồng mua bán tên miền uy tín có hiệu lực.

Hướng Dẫn Cách Đăng Ký Domain (Tên Miền)

Khi bạn muốn đăng ký domain là bạn sẽ đăng ký tên miền bạn muốn sử dụng với một tổ chức được gọi là InterNIC thông qua một nhà đại lý thường được gọi là Registrar. Ví dụ bạn muốn trang web của bạn tên là “www.trangweb.com” thì bạn sẽ phải đến một đại lý, trả chi phí đăng ký và dịch vụ thường thì nằm trong khoảng $10 – $35 tuỳ theo domain mà bạn sẽ đăng ký.

Sau khi trả tiền xong xuôi, người ta sẽ cho phép bạn sở hữu tên miền đó trong thời hạn một năm và bạn cần phải gia hạn cho domain này hàng năm. Bạn có thể chọn mua domain đến tận 5 năm nếu bạn muốn. Hiện nay rất nhiều dịch vụ cung cấp host đều khuyến mãi domain free trong vòng từ 1 đến 2 năm, từ những năm sau là bạn phải trả tiền.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên tự đăng ký domain riêng cho mình và không nên đi chung với nơi cung cấp dịch vụ host cho bạn. Bằng cách tự đăng ký, bạn sẽ được là chủ sở hữu, người quản lý và hỗ trợ ký thuật cho domain đó. Khi đã là chủ sở hữu duy nhất của domain đó, bạn được toàn quyền quyết định về “vận mạng” của domain này mà không sợ bị ai chi phối.

Trước đây khi chưa biết nhiều về web, lần đầu tiên tôi đi đăng ký domain với một nhà cung cấp của Việt Nam. Tôi mua cả host và domain của họ. Sau này mới biết rằng vì họ sợ mình chuyển domain đó sang đại lý khác, nên họ lock domain đó lại. Muốn thay đổi gì phải email cho họ, rất mất thời gian và không tiện lợi.

Quay lại vấn đề ở trên, nếu vì bạn muốn tiết kiệm chút tiền ban đầu và để dịch vụ host mua domain cho bạn. Và nếu dịch vụ host đó lại để tên chủ sở hữu chính là họ thì sau này bạn có thể gặp rắc rối nếu trang web của bạn ăn lên làm ra. Lúc đó người ta sẽ bắt bạn trả tiền để được phép “thuê” domain của họ. Tiếp theo là những thông tin khác như Administrative và Technical contact. Tuy nó không thực sự quan trọng như là Owner, nhưng nếu bạn muốn chuyển domain ra khỏi host, bạn cần sự đồng ý của Administrative Contact. Nếu người này không liên lạc được thì Technical Contact sẽ được sử dụng.

Domain luôn được đăng ký với tốc độ chóng mặt, do vậy bạn cần lẹ tay khi đăng ký domain. Nếu bạn nghĩ ra một tên nào đó phù hợp và hay, bạn nên đăng ký ngay trước khi bị người khác đăng ký mất. Tôi cũng có một kinh nghiệm để đời về việc này khi chỉ do dự có mấy phút mà tôi bị mất một cái domain .com và cuối cùng phải xài .net.

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MUA DOMAIN
 - Trước hết bạn cần nghĩ ra tên miền mà bạn sẽ mua là gì. Nếu bạn cần lời khuyên để có được tên miền hay, hãy tham khảo bài viết cách chọn domain để biết thêm chi tiết.
 - Tìm thông tin về DNS hoặc IP address của host. Nếu bạn không chắc về phần này bạn có thể đọc bài những thuật ngữ chuyên ngành để biết thêm chi tiết. Mỗi công ty khác nhau sẽ sử dụng phần mềm quản lý khác nhau, cho nên thông tin về DNS của bạn sẽ nằm ở đâu đó trong phần Domain. Thường thì bạn chỉ cần vài phút là có thể tìm ra thông tin về DNS rồi.
 - Thẻ Credit Card (thẻ tín dụng). Trừ phi bạn đăng ký domain trong nước thì bạn có thể dùng tiền mặt (nhưng tôi khuyên bạn không nên), còn nếu bạn đăng ký domain ở các công ty nước ngoài, thẻ tín dụng là bắt buộc.


NHỮNG NHÀ CUNG CẤP DOMAIN UY TÍN HIỆN NAY

   Godaddy.com: đây là trang web phổ biến nhất về cung cấp dịch vu domain. Bạn có thể đăng ký hầu hết các dạng domain cấp một như: .com, .us, .biz, .info, .net, .org, .ws, .name, .tv, .co.uk, .me.uk và .org.uk. Khi đăng ký domain với họ, bạn sẽ có một trang quản lý domain riêng, trang tái định hướng, công cụ xây dựng trang web miễn phí, trang rao bán domain miễn phí và dịch vụ ẩn thông tin cá nhân của bạn bị hiển thị trên Whois.

 - Điểm mạnh: là công ty tồn tại rất lâu và có uy tín về dịch vụ tên miền, hỗ trợ khách hàng tốt.
 - Hạn chế: giá cả thường mắc hơn các dịch vụ khác, phải trả tiên cho dịch vụ ẩn thông tin cá nhân.

Yahoo.com: chắc không cần phải giới thiệu nhiều về Yahoo!. Bởi vì ở Việt Nam hầu hết những người sử dụng internet đều biết đến Yahoo!. Ngoài việc cung cấp dịch vụ email và Yahoo Messenger, Yahoo! cũng cung cấp dịch vụ tên miền và web host. Yahoo! cũng có trang quản lý tên miền nhưng giao diện hơi khó sử dụng và quá đơn giản. Yahoo! cũng cho bạn công cụ xây dựng trang web miễn phí. Nói chung tôi cũng đã mua 3 domain của Yahoo! và cũng không gặp rắc rối nào với họ.

 - Điểm mạnh: là công ty lớn và mạnh mẽ về tài chính, cho nên Yahoo! rất đáng tin cậy. Họ có dịch vụ hỗ trợ khách hàng rất tốt. Bạn có thể sử dụng ngay tài khoản email của mình để quản lý domain, cho nên bạn không cần phải nhớ thêm một lần mật khẩu và username.
 - Hạn chế: chi phí cho domain cũng mắc hơn những chỗ khác. Bạn phải trả cho dịch vụ ẩn thông tin cá nhân khá mắc. Giao diện quản lý domain hơi khó sử dụng và không thân thiện

1&1 Internet: đây là công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ web host, nhưng họ cũng cung cấp dịch vụ tên miền. Đây cũng là dịch vụ mà tôi mua tên miền izwebz.com và một số tên miền khác nữa. Về cơ bản 1&1 Internet cũng rất đáng tin, nhưng so với 2 nhà cung cấp dịch vụ ở trên thì 1&1 Internet luôn có giá rẻ hơn khoảng $3/domain. Giao diện sử dụng thân thiện và chuyên nghiệp.

 - Điểm mạnh: giá cả rẻ hơn so với các dịch vụ ngang bằng, giao diện quản lý dễ sử dụng và chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ ẩn thông tin cá nhân miễn phí, có chương trình kiếm tiền hoa hồng nhờ vào giới thiệu.
 - Hạn chế: hỗ trợ khách hàng không tốt như hai dịch vụ trên, không cho mua tên miền hơn 1 năm. Bạn bắt buộc phải gia hạn từng năm một.

KẾT LUẬN

Nói chung việc quản lý tên miền không rắc rối như quản lý host. Thường thì bạn chỉ cần mua domain thành công, thay đổi thông tin DNS và thông tin cá nhân, là bạn không phải lo đến nó nữa. Có khi vài tháng hoặc cả năm bạn mới phải truy cập vào trang quản lý domain để thay đổi sửa chữa. Do vậy, bạn cứ tuỳ chọn cho mình một công ty có uy tín và an toàn. Bởi vì bạn sẽ phải cho họ số thẻ tín dụng của họ, nếu thông tin này bị mất, bạn có thể bị thiệt hại về tài chính. Nhưng do tên miền không phải như webhost, do vậy công ty nào có giá cả phải chăng hơn thì bạn nên mua ở công ty đó.

Top Các Nhà Cung Cấp Domain(Tên Miền) Miễn Phí (Free) Hàng Đầu Hiện Nay

1. TÊN MIỀN TIẾNG VIỆT
Đây là một tên miền phù hợp nhất với những người đang tìm kiếm cho mình một tên miền miễn phí. Việc đăng kí một tên miền tiếng Việt là hết sức dễ dàng, nếu là cá nhân bạn được đăng kí tối đa 5 tên miền trên một tài khoản, còn doanh nghiệp thì được đăng kí tối đa 100 tên miền. Tên miền có đuôi .vn và viết bằng tiếng Việt có dấu. Nó có lợi thế lớn khi là tên miền quốc gia của Việt Nam. Để đăng kí các bạn truy cập vào trang web tenmientiengviet.vn hoặc tênmiềntiếngviệt.vn


2. DOT.TK
Trang web cung cấp tên miền miễn phí .tk, một tên miền ngắn gọn được nhiều  người ưa chuộng và cũng được google index thường xuyên. Phần quản lý tên miền của Dot.tk được chuyển sang trang Freenom.com, cũng giống như Freenom.com, Dot.tk sẽ cho bạn 1 năm sử dụng miễn phí tên miền.


3. CZ.CC
Là một trong số những nhà cung cấp tên miền miễn phí tốt nhất hiện nay. CZ.CC cung cấp các đuôi : cz.cc, uni.me, mac2.org, oapg.org, 11r.biz, 11r.us, 3vt.info, wsse.us, co7.us, b3g.biz, avli.biz, iilg.biz, vqtel.net…


4. FREENOM.COM
Một website mà mình rất thích, cung cấp các tên miền miễn phí có đuôi .GA .TK .CF .GQ .ML. Đây là những tên miền ngắn gọn, được nhiều người ưa chuộng. Việc đăng kí và quản lý tên miền cũng hết sức dễ dàng, thực sự nó là quá đủ đối với một tên miền miễn phí. Tuy nhiên, bạn chỉ có 1 năm sử dụng miễn phí, nếu muốn dùng tiếp tên miền bạn sẽ phải mất phí gia hạn, nhưng cũng đừng bận tâm quá vì khi hết hạn thì bạn cũng có thể đăng kí lại tên miền đó và dùng miễn phí 1 năm


5. UNI.ME
Tại trang Uni.me bạn có rất nhiều sự lựa chon cho tên miền của mình, điểm đặc biệt nữa là DNS của nó chạy cực kì nhanh, việc đăng kí cũng rất đơn giản.


6. COM.NU
Đây cũng là nhà cung cấp tên miền miễn phí tại Việt nam, bạn có rất nhiều lựa chọn và rất dễ dàng để đăng kí 1 tên miền


7. CU.CC
Với mỗi tài khoản bạn có thế có được 5 tên miền miễn phí. Hỗ trợ full DNS (NS, A, CNAME, MX, SOA, TXT) Sub domains, Control Panel.


8. FREEDOMAIN.CO.NR
Cung cấp tên miền .CO.NR


9. BIZ.NF
Ngoài cung cấp tên miền miễn phí .CO.NF thì nhà cung cấp này còn có cả host miễn phí nữa, chỉ 1 lần đăng kí các bạn có cả 2.

10. SMARTDOTS.COM
Smartdots là website cung cấp tên miền miễn phí .XX.XX có DNS tốt và rất có tiếng tại Việt Nam.