Rất nhiều người đã từng đặt câu hỏi “Làm sao để chọn 1 web host tốt ?” Người thì nói “Đừng dùng host XYZ này” hoặc “Host ABC tốt ... xong tự dưng lặn mất tăm ...”
Mình đã gặp điều này rất nhiều lần trước đây, do đó hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm để giúp bạn chọn cho mình một web host phù hợp với nhu cầu. Tất cả các kinh nghiệm này đều không có gì mới, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai lầm cơ bản dẫn đến những hậu quả không hay về sau.
1. ĐẦU TIÊN LÀ VỀ PHÍA MÌNH. PHẢI ƯỚC LƯỢNG ĐƯỢC NHU CẦU CỦA MÌNH VỀ DUNG LƯỢNG, BANDWIDTH VÀ NGÂN SÁCH.
a, Dung lượng – Đủ cho nhu cầu hiện tại và có khả năng mở rộng trong tương lai.
b, Bandwidth – Như trên.
c, Ngân sách – Đặt ra một ngân sách cụ thể. Bạn có thể chi bao nhiêu tiền? Từ tối thiểu cho đến tối đa. Điều này giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn với các HP.
a, Dung lượng – Đủ cho nhu cầu hiện tại và có khả năng mở rộng trong tương lai.
b, Bandwidth – Như trên.
c, Ngân sách – Đặt ra một ngân sách cụ thể. Bạn có thể chi bao nhiêu tiền? Từ tối thiểu cho đến tối đa. Điều này giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn với các HP.
2. ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP HOST THEO MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN SAU:
a, Họ có số điện thoại liên lạc không? Ít nhất thì 1 web host phải có số điện thoại để liên lạc. Có thể số này không cần phải hoạt động 24h/ngày nhưng nó phải hoạt động trong giờ hành chính (phù hợp với múi giờ nơi bạn đang sống).
b, Họ có hệ thống hỗ trợ 24/7 không? Support rất là quan trọng, điều này là bắt buộc. Bạn phải có khả năng liên hệ với bộ phận hỗ trợ bất cứ lúc nào trong ngày. Để kiểm tra hệ thống support. Bạn hãy thử gửi 1 yêu cầu hỗ trợ bất kì lúc nào trong ngày (cả buổi sáng lẫn ban đêm) sau đó ghi lại thời gian trả lời của họ. Nếu câu trả lời có sau khoảng 1h thì bộ phận hỗ trợ làm việc rất tốt.
c, Quan sát thật kĩ trang chủ của họ. Nếu 1 HP quan tâm đến hình ảnh và danh tiếng của mình trước công chúng thì họ cũng sẽ quan tâm đến chất lượng dịch vụ của họ.
d, Nhà cung cấp host phải có Quy định sử dụng, Điều khoản dịch vụ, Chính sách riêng tư (AUP, TOS, Privacy Policy). Bạn nên đọc kĩ những điều khoản đó trước khi mua dịch vụ của họ.
e, Họ có cam kết về Uptime không? Tôi không nói con số cụ thể ở đây, nhưng một HP chuyên nghiệp sẽ phải nói đến điều này trong quy định sử dụng của họ.
f, Họ có cam kết về Money Back – Hoàn tiền không? Điều này cũng phải được ghi trong quy định sử dụng.
g, Hình thức thanh toán – Nhà cung cấp host phải có nhiều hình thức thanh toán. Credit cards và Paypal là một sự lựa chọn không tồi.
a, Họ có số điện thoại liên lạc không? Ít nhất thì 1 web host phải có số điện thoại để liên lạc. Có thể số này không cần phải hoạt động 24h/ngày nhưng nó phải hoạt động trong giờ hành chính (phù hợp với múi giờ nơi bạn đang sống).
b, Họ có hệ thống hỗ trợ 24/7 không? Support rất là quan trọng, điều này là bắt buộc. Bạn phải có khả năng liên hệ với bộ phận hỗ trợ bất cứ lúc nào trong ngày. Để kiểm tra hệ thống support. Bạn hãy thử gửi 1 yêu cầu hỗ trợ bất kì lúc nào trong ngày (cả buổi sáng lẫn ban đêm) sau đó ghi lại thời gian trả lời của họ. Nếu câu trả lời có sau khoảng 1h thì bộ phận hỗ trợ làm việc rất tốt.
c, Quan sát thật kĩ trang chủ của họ. Nếu 1 HP quan tâm đến hình ảnh và danh tiếng của mình trước công chúng thì họ cũng sẽ quan tâm đến chất lượng dịch vụ của họ.
d, Nhà cung cấp host phải có Quy định sử dụng, Điều khoản dịch vụ, Chính sách riêng tư (AUP, TOS, Privacy Policy). Bạn nên đọc kĩ những điều khoản đó trước khi mua dịch vụ của họ.
e, Họ có cam kết về Uptime không? Tôi không nói con số cụ thể ở đây, nhưng một HP chuyên nghiệp sẽ phải nói đến điều này trong quy định sử dụng của họ.
f, Họ có cam kết về Money Back – Hoàn tiền không? Điều này cũng phải được ghi trong quy định sử dụng.
g, Hình thức thanh toán – Nhà cung cấp host phải có nhiều hình thức thanh toán. Credit cards và Paypal là một sự lựa chọn không tồi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét