Khi bạn muốn đăng ký domain là bạn sẽ đăng ký tên miền bạn muốn sử dụng với một tổ chức được gọi là InterNIC thông qua một nhà đại lý thường được gọi là Registrar. Ví dụ bạn muốn trang web của bạn tên là “www.trangweb.com” thì bạn sẽ phải đến một đại lý, trả chi phí đăng ký và dịch vụ thường thì nằm trong khoảng $10 – $35 tuỳ theo domain mà bạn sẽ đăng ký.
Sau khi trả tiền xong xuôi, người ta sẽ cho phép bạn sở hữu tên miền đó trong thời hạn một năm và bạn cần phải gia hạn cho domain này hàng năm. Bạn có thể chọn mua domain đến tận 5 năm nếu bạn muốn. Hiện nay rất nhiều dịch vụ cung cấp host đều khuyến mãi domain free trong vòng từ 1 đến 2 năm, từ những năm sau là bạn phải trả tiền.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên tự đăng ký domain riêng cho mình và không nên đi chung với nơi cung cấp dịch vụ host cho bạn. Bằng cách tự đăng ký, bạn sẽ được là chủ sở hữu, người quản lý và hỗ trợ ký thuật cho domain đó. Khi đã là chủ sở hữu duy nhất của domain đó, bạn được toàn quyền quyết định về “vận mạng” của domain này mà không sợ bị ai chi phối.
Trước đây khi chưa biết nhiều về web, lần đầu tiên tôi đi đăng ký domain với một nhà cung cấp của Việt Nam. Tôi mua cả host và domain của họ. Sau này mới biết rằng vì họ sợ mình chuyển domain đó sang đại lý khác, nên họ lock domain đó lại. Muốn thay đổi gì phải email cho họ, rất mất thời gian và không tiện lợi.
Quay lại vấn đề ở trên, nếu vì bạn muốn tiết kiệm chút tiền ban đầu và để dịch vụ host mua domain cho bạn. Và nếu dịch vụ host đó lại để tên chủ sở hữu chính là họ thì sau này bạn có thể gặp rắc rối nếu trang web của bạn ăn lên làm ra. Lúc đó người ta sẽ bắt bạn trả tiền để được phép “thuê” domain của họ. Tiếp theo là những thông tin khác như Administrative và Technical contact. Tuy nó không thực sự quan trọng như là Owner, nhưng nếu bạn muốn chuyển domain ra khỏi host, bạn cần sự đồng ý của Administrative Contact. Nếu người này không liên lạc được thì Technical Contact sẽ được sử dụng.
Domain luôn được đăng ký với tốc độ chóng mặt, do vậy bạn cần lẹ tay khi đăng ký domain. Nếu bạn nghĩ ra một tên nào đó phù hợp và hay, bạn nên đăng ký ngay trước khi bị người khác đăng ký mất. Tôi cũng có một kinh nghiệm để đời về việc này khi chỉ do dự có mấy phút mà tôi bị mất một cái domain .com và cuối cùng phải xài .net.
Sau khi trả tiền xong xuôi, người ta sẽ cho phép bạn sở hữu tên miền đó trong thời hạn một năm và bạn cần phải gia hạn cho domain này hàng năm. Bạn có thể chọn mua domain đến tận 5 năm nếu bạn muốn. Hiện nay rất nhiều dịch vụ cung cấp host đều khuyến mãi domain free trong vòng từ 1 đến 2 năm, từ những năm sau là bạn phải trả tiền.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên tự đăng ký domain riêng cho mình và không nên đi chung với nơi cung cấp dịch vụ host cho bạn. Bằng cách tự đăng ký, bạn sẽ được là chủ sở hữu, người quản lý và hỗ trợ ký thuật cho domain đó. Khi đã là chủ sở hữu duy nhất của domain đó, bạn được toàn quyền quyết định về “vận mạng” của domain này mà không sợ bị ai chi phối.
Trước đây khi chưa biết nhiều về web, lần đầu tiên tôi đi đăng ký domain với một nhà cung cấp của Việt Nam. Tôi mua cả host và domain của họ. Sau này mới biết rằng vì họ sợ mình chuyển domain đó sang đại lý khác, nên họ lock domain đó lại. Muốn thay đổi gì phải email cho họ, rất mất thời gian và không tiện lợi.
Quay lại vấn đề ở trên, nếu vì bạn muốn tiết kiệm chút tiền ban đầu và để dịch vụ host mua domain cho bạn. Và nếu dịch vụ host đó lại để tên chủ sở hữu chính là họ thì sau này bạn có thể gặp rắc rối nếu trang web của bạn ăn lên làm ra. Lúc đó người ta sẽ bắt bạn trả tiền để được phép “thuê” domain của họ. Tiếp theo là những thông tin khác như Administrative và Technical contact. Tuy nó không thực sự quan trọng như là Owner, nhưng nếu bạn muốn chuyển domain ra khỏi host, bạn cần sự đồng ý của Administrative Contact. Nếu người này không liên lạc được thì Technical Contact sẽ được sử dụng.
Domain luôn được đăng ký với tốc độ chóng mặt, do vậy bạn cần lẹ tay khi đăng ký domain. Nếu bạn nghĩ ra một tên nào đó phù hợp và hay, bạn nên đăng ký ngay trước khi bị người khác đăng ký mất. Tôi cũng có một kinh nghiệm để đời về việc này khi chỉ do dự có mấy phút mà tôi bị mất một cái domain .com và cuối cùng phải xài .net.
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MUA DOMAIN
- Trước hết bạn cần nghĩ ra tên miền mà bạn sẽ mua là gì. Nếu bạn cần lời khuyên để có được tên miền hay, hãy tham khảo bài viết cách chọn domain để biết thêm chi tiết.
- Trước hết bạn cần nghĩ ra tên miền mà bạn sẽ mua là gì. Nếu bạn cần lời khuyên để có được tên miền hay, hãy tham khảo bài viết cách chọn domain để biết thêm chi tiết.
- Tìm thông tin về DNS hoặc IP address của host. Nếu bạn không chắc về phần này bạn có thể đọc bài những thuật ngữ chuyên ngành để biết thêm chi tiết. Mỗi công ty khác nhau sẽ sử dụng phần mềm quản lý khác nhau, cho nên thông tin về DNS của bạn sẽ nằm ở đâu đó trong phần Domain. Thường thì bạn chỉ cần vài phút là có thể tìm ra thông tin về DNS rồi.
- Thẻ Credit Card (thẻ tín dụng). Trừ phi bạn đăng ký domain trong nước thì bạn có thể dùng tiền mặt (nhưng tôi khuyên bạn không nên), còn nếu bạn đăng ký domain ở các công ty nước ngoài, thẻ tín dụng là bắt buộc.
- Thẻ Credit Card (thẻ tín dụng). Trừ phi bạn đăng ký domain trong nước thì bạn có thể dùng tiền mặt (nhưng tôi khuyên bạn không nên), còn nếu bạn đăng ký domain ở các công ty nước ngoài, thẻ tín dụng là bắt buộc.
NHỮNG NHÀ CUNG CẤP DOMAIN UY TÍN HIỆN NAY
Godaddy.com: đây là trang web phổ biến nhất về cung cấp dịch vu domain. Bạn có thể đăng ký hầu hết các dạng domain cấp một như: .com, .us, .biz, .info, .net, .org, .ws, .name, .tv, .co.uk, .me.uk và .org.uk. Khi đăng ký domain với họ, bạn sẽ có một trang quản lý domain riêng, trang tái định hướng, công cụ xây dựng trang web miễn phí, trang rao bán domain miễn phí và dịch vụ ẩn thông tin cá nhân của bạn bị hiển thị trên Whois.
- Điểm mạnh: là công ty tồn tại rất lâu và có uy tín về dịch vụ tên miền, hỗ trợ khách hàng tốt.
- Hạn chế: giá cả thường mắc hơn các dịch vụ khác, phải trả tiên cho dịch vụ ẩn thông tin cá nhân.
Yahoo.com: chắc không cần phải giới thiệu nhiều về Yahoo!. Bởi vì ở Việt Nam hầu hết những người sử dụng internet đều biết đến Yahoo!. Ngoài việc cung cấp dịch vụ email và Yahoo Messenger, Yahoo! cũng cung cấp dịch vụ tên miền và web host. Yahoo! cũng có trang quản lý tên miền nhưng giao diện hơi khó sử dụng và quá đơn giản. Yahoo! cũng cho bạn công cụ xây dựng trang web miễn phí. Nói chung tôi cũng đã mua 3 domain của Yahoo! và cũng không gặp rắc rối nào với họ.
- Điểm mạnh: là công ty lớn và mạnh mẽ về tài chính, cho nên Yahoo! rất đáng tin cậy. Họ có dịch vụ hỗ trợ khách hàng rất tốt. Bạn có thể sử dụng ngay tài khoản email của mình để quản lý domain, cho nên bạn không cần phải nhớ thêm một lần mật khẩu và username.
- Hạn chế: chi phí cho domain cũng mắc hơn những chỗ khác. Bạn phải trả cho dịch vụ ẩn thông tin cá nhân khá mắc. Giao diện quản lý domain hơi khó sử dụng và không thân thiện
1&1 Internet: đây là công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ web host, nhưng họ cũng cung cấp dịch vụ tên miền. Đây cũng là dịch vụ mà tôi mua tên miền izwebz.com và một số tên miền khác nữa. Về cơ bản 1&1 Internet cũng rất đáng tin, nhưng so với 2 nhà cung cấp dịch vụ ở trên thì 1&1 Internet luôn có giá rẻ hơn khoảng $3/domain. Giao diện sử dụng thân thiện và chuyên nghiệp.
- Điểm mạnh: giá cả rẻ hơn so với các dịch vụ ngang bằng, giao diện quản lý dễ sử dụng và chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ ẩn thông tin cá nhân miễn phí, có chương trình kiếm tiền hoa hồng nhờ vào giới thiệu.
- Hạn chế: hỗ trợ khách hàng không tốt như hai dịch vụ trên, không cho mua tên miền hơn 1 năm. Bạn bắt buộc phải gia hạn từng năm một.
KẾT LUẬN
Nói chung việc quản lý tên miền không rắc rối như quản lý host. Thường thì bạn chỉ cần mua domain thành công, thay đổi thông tin DNS và thông tin cá nhân, là bạn không phải lo đến nó nữa. Có khi vài tháng hoặc cả năm bạn mới phải truy cập vào trang quản lý domain để thay đổi sửa chữa. Do vậy, bạn cứ tuỳ chọn cho mình một công ty có uy tín và an toàn. Bởi vì bạn sẽ phải cho họ số thẻ tín dụng của họ, nếu thông tin này bị mất, bạn có thể bị thiệt hại về tài chính. Nhưng do tên miền không phải như webhost, do vậy công ty nào có giá cả phải chăng hơn thì bạn nên mua ở công ty đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét